Ai cũng biết, Trư Bát Giới trong bộ tiểu thuyết Tây du ký là người tham ăn, lười biếng. Nhưng đằng sau đó là một câu chuyện buồn, một tình yêu không thành giữa chàng Trư, vốn là Thiên Bồng Nguyên soái và Hằng Nga công chúa, mà dân gian quen gọi là chị Hằng. Sự thù hận, sự giằng xé giữa bổn phận và tình yêu, trong kịch bản này, khiến cho người ta rơi lệ...
Câu chuyện xảy ra ở làng Lệ Thượng, nơi có ngôi đền Bắc Lệ thờ Bà chúa Thượng Ngàn, thuộc tổng Thuốc Sơn, tỉnh Lạng Sơn vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đặt quyền cai trị trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Với những chính sách hà khắc, trong đó có chính sách bài xích các tôn giáo bản địa, phá hủy những công trình tín ngưỡng tâm linh và cưỡng bức truyền bá Ki Tô giáo, thực dân Pháp đã âm mưu phá hủy nền văn hóa lâu đời của người dân An Nam trong đó có tập tục tôn thờ Đạo Mẫu được lưu truyền trong dân gian từ nhiều trăm năm trước. Người dân làng Lệ Thượng vốn đã coi Đạo Mẫu như máu thịt đã quyết nghĩ như những gì mình đã nghĩ, tin vào những gì mình đã tin, dám vùng lên chống lại sự áp bức của ngoại xâm để giữ gìn những di sản văn hóa tâm linh mà ông bà truyền lại dù phải trả giá bằng mạng sống của chính mình.
Cũng từ sự hy sinh cao đẹp của biết bao thế hệ những người dân nước Nam bình dị mà nền văn hóa Việt đã vượt qua khốn khó, chủ động tiếp biến với các nền văn hóa tiên tiến khác để tạo nên một bản sắc riêng, làm nên một nền Văn Hiến Việt Nam trường tồn cho mãi đến sau này.