Kịch bản viết về hình tượng người chiến sỹ Công an nhân dân.
Kịch bản đã được dàn dựng tại Sân khấu Phú Nhuận – Kịch Hồng Vân
Đó là vào năm Giáp ngọ, niên hiệu Hàm Thông, Tức năm 878 sau công lịch. Dã tâm tận triệt Linh khí An Nam của Triều Đường đã bị người dân Giao chỉ làm cho phá sản. Không biết có phải là do sự hy sinh vô cùng anh dũng của những người dân Giao chỉ đã bảo tồn được linh khí nước nhà hay không? Chỉ biết rằng sáu mươi năm sau, vào năm Mậu tuất-niên hiệu Tấn thiên phúc năm thứ hai, tức năm 938 sau công lịch. Với chiến thắng Bạch Đằng, nước Nam đã giành lại được quyền tự chủ, tiếp nối nền quốc thống của các Vua Hùng. Để sau đó các triều đại Đinh, Lê,Lý, Trần, Lê, Nguyễn và ngay nay là Thế hệ Hồ Chí Minh quang vinh đã nối tiếp nhau làm rạng ngời cho non nước Việt Nam./.
“Cõi Sắc – Không” được xây dựng dựa trên những câu chuyện có thật về thế giới tâm linh, là tiếng nói của lòng thành kính đối với những người anh hùng đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc.
Cũng là lời cám ơn giản dị đến những nhà ngoại cảm, bằng lương tri và trách nhiệm, đã tìm và đưa được hài cốt các liệt sỹ trở về trong niềm mong mỏi của người thân và cộng đồng.
Tác phẩm đã nhận được sự giúp đỡ, tư vấn từ Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người.
Vở diễn đã được dàn dựng tại Đoàn Cải lương Hoa Mai - Nhà hát Cải lương Hà Nội và Nhà hát Chèo Hà Nam.
Chủ đề tư tưởng: Ca ngợi những người lao động chân chính như nông dân,công nhân và trí thức đồng thời phê phán những kẻ hám danh,dốt nát leo lên làm sếp . Chuyện kịch sảy ra vào dịp cuối năm khi Ngọc Hoàng Thượng đế cho những đại biểu trần gian lên gặp. Kịch bản đã được dàn dựng tại Nhà hát Chèo Nam Định.
Chương trình nghệ thuật này được cấu trúc trên hình thức Lễ hội truyền thống, có tính chất Liên khúc và được kết hợp bởi nhiều ngôn ngữ và chất liệu như: âm nhạc, ca hát Cải lương, múa dân gian, hát Ví dặm – phường Vải, những đoạn diễn sân khấu theo một chủ đề được lựa chọn.
Kịch Hình thể chưa có bề dầy nào đáng kể ở Việt Nam. Tất cả là đang đi tìm và tiếp thu ở đâu đó, của ai đó - kể cả của Sân khấu truyền thống.
Đây cũng là một thử nghiệm nữa của một nhóm nghệ sỹ say mê trên con đường đầy khó.
Chúng tôi hướng đến đối tượng người xem là thanh niên, nhân vật chính trong tác phẩm cũng là họ. Họ như bị lạc mất tuổi thơ, bị giật ra khỏi quê hương và đi làm một thứ công việc hết sức bình thường - đó là giúp việc nhà cho người thành phố - và cạm bẫy rình rập họ từng ngày.
Mơ là tên cô gái 13 tuổi nay giúp việc nội trợ cho một người như là hoạ sỹ, chế tác manequin và trang phục.
Chiến là tên cậu trai 16 tuổi nay “nội trợ” cho một bà chủ bán mỹ phẩm và đồ dùng phụ nữ.
Cô đơn, goá bụa, côi cút, không chỗ dựa ... là tình cảnh của họ.
Hai nhà đó lại liền tường nhau, bên này có thể “cảm nhận” được bên kia đang xẩy ra điều gì.
Đám con ông hoạ sỹ thì là lũ trẻ thời thượng quấy phá.
Tệ nạn sinh học luôn đe doạ và chờ đợi họ mắc vào.
Rồi “tai nạn giao thông” làm nhiều người trong họ phải thay đổi theo hoàn cành. Và sự thay đổi ấy cứ như hợp lý dần lên cho mỗi người .. trong các mối quan hệ.
Tan và hợp - Tình cảm, tình yêu biến đổi con người với các biến tấu, biến vỹ sau các tình huống ... để sống tiếp.
Tác phẩm đã được dàn dựng ở loại hình Cải lương và được mang tên "Đế đô sóng cả" đoạt HCB tại Hội diễn Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2009. Nhưng nguyên tác (Kịch) lại mang một mầu sắc khác. Đặc biệt là cảnh áp chót, có những vấn đề khốc liệt và gây tranh luận.
Bất cứ nơi đâu, nếu con người ta có thể phát huy sức lực và trí óc của mình để biến thành những giá trị vật chất hay tinh thần, làm giầu cho bản thân cũng như cho toàn xã hội, thì nơi đó cũng chính là miền Đất hứa
Vở diễn "Mê cung" đã đoạt giải Vàng tại Liên hoan Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2012